Nhiều người nói rằng để làm việc hiệu quả, bạn chỉ cần năng lực chuyên môn thật vững. Thật sự, nếu được đào tạo trong cùng một môi trường thì bạn sẽ có những kiến thức chuyên môn giống nhau. Tuy nhiên, việc thành công không chỉ được quyết định bởi một yếu tố là bạn có chuyên môn giỏi hơn người khác, mà còn ảnh hưởng bởi những nhân tố khác. Vậy kỹ năng chuyên môn là gì? Những yếu tố quyết định thành công trong công việc là gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết bên dưới nhé.
Kỹ năng chuyên môn là gì?
Kỹ năng chuyên môn hay còn gọi là kỹ năng cứng, đây là một loại kỹ năng riêng biệt, đặc trưng cho từng lĩnh vực nhất định trong công việc như: kỹ năng sư phạm, kỹ năng khám chữa bệnh, kỹ năng âm nhạc, kỹ năng dịch thuật…Để có được kỹ năng chuyên môn, con người phải trải qua một quá trình học tập, rèn luyện và được đào tạo nhằm đáp ứng để thực hiện các công việc đó. Kỹ năng này thường được giảng dạy một các khoa học và bài bản ở những trường đại học thông qua những môn học được sắp xếp theo một thứ tự hợp lý.
Một bác sĩ phải trải qua một quá trình học tập 6 năm để có đầy đủ kỹ năng chuyên môn khám chữa bệnh. Một giáo viên phải trải qua thời gian học tập 4 năm để đáp ứng được kỹ năng sư phạm. Để trở thành một luật sư, bạn phải dành ra 4 năm để học về những kỹ năng như: phán xét, xét xử, đánh giá vấn đề pháp lý…
Người có trình độ chuyên môn giỏi là người hoàn thành tốt và hiệu quả công việc được giao, xử lý tốt các tình huống và có thể quản lý được nhiều công việc khác nhau trong chuyên môn của người đó.
Nếu muốn thành công, ngoài kỹ năng chuyên môn bạn cần có gì?
Thật sự, để thành công trong công việc, kỹ năng chuyên môn thôi chưa đủ, mà có rất nhiều những yếu tố khác ảnh hưởng đến sự thành bại của một con người. Bên cạnh trình độ chuyên môn sẵn có, mỗi người cần phải xây dựng cho mình một thái độ làm việc tốt, có đạo đức và thường xuyên rèn luyện kỹ năng mềm để có thể thăng tiến một cách nhanh chóng trong công việc.
Kỹ năng mềm
Bên cạnh kỹ năng cứng, mỗi người đều phải rèn luyện cho mình những kỹ năng mềm cần thiết để phục vụ cho nghề nghiệp của mình. Đây là một loại kỹ năng có sự tương tác với xã hội, với cộng đồng bao gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm…Ngày nay, kỹ năng mềm được đánh giá rất cao trong công việc lẫn trong đời sống. Nó giúp bạn phát huy được hết năng lực làm việc và trình độ chuyên môn của mình.
Để rèn luyện kỹ năng mềm, học trong sách vở thôi chưa đủ, bạn cần phải có sự va chạm với bên ngoài xã hội, phải trải qua một quá trình rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm lâu dài. Nếu kỹ năng cứng chỉ dừng lại trong phạm vi chuyên môn, nghiệp vụ của bạn thì kỹ năng mềm sẽ là yếu tố quyết định bạn có đạt hiệu quả cao trong công việc hay không.
Nếu một người có kỹ năng chuyên môn giỏi nhưng bạn lại không thể hòa nhập và làm việc chung ở một đội nhóm. Một điều chắc chắn rằng, bạn sẽ không thể nào thành công với vị trí công việc này. Nếu một bác sĩ có kỹ năng khám chữa bệnh nhưng lại thiếu kỹ năng lắng nghe và chia sẻ với bệnh nhân, thì vị bác sĩ này sẽ không bao giờ hiểu được bệnh nhân của họ đang trong tình trạng như thế nào và phải khám chữa bệnh ra sao cho phù hợp.
Thái độ và đạo đức nghề nghiệp
Không có một thước đo nào để đánh giá được chuẩn mực đạo đức trong nghề nghiệp. Phải chăng trong mỗi ngành nghề, bạn cần làm việc với cả cái tâm và cái tầm của mình. Ngoài trình độ chuyên môn đã được đào tạo, mỗi người phải xây dựng cho mình một thái độ làm việc có văn hóa, tích cực và tôn trọng đồng nghiệp. Tất cả những công ty đều mong muốn có được những nhân viên có một thái độ làm việc tích cực, ham học hỏi, nhiệt huyết và đam mê với công việc mà mình đã lựa chọn. Cho dù bạn đang làm việc ở bất kỳ vị trí nào trong xã hội đi chăng nữa, cần xây dựng cho mình đạo đức nghề nghiệp để tạo ra những giá trị tốt đẹp cho xã hội, cho cộng đồng.
Bạn chỉ có thể thành công khi có được sự kết hợp giữa những yếu tố: kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và đạo đức nghề nghiệp. Hãy học tập thật tốt để có được một trình độ chuyên môn giỏi, nhưng đừng quên hãy rèn luyện kỹ năng mềm mọi lúc mọi nơi. Và nên nhớ rằng, khi làm bất kỳ công việc gì cũng phải bằng cả cái tâm của mình nhé!